tập thiền

Tác dụng của thiền theo khoa học: Hãy bắt đầu thiền tập ngay

Tập thiền là một phương pháp thực hành tâm trí, giúp giảm lo âu và tăng tập trung. Nếu bạn đang căng thẳng, lo lắng, hãy thử ngồi xuống, và tập thiền. Dù chỉ vài phút, thiền định có thể giúp bạn tìm lại sự an yên trong tâm trí. Kể cả khi bạn dừng bài tập, thiền vẫn khiến bạn bình tâm hơn, và mang đến lợi ích sức khỏe cho cả thể chất lẫn tâm trí. Mindfully xin chia sẻ với bạn những tác dụng của thiền đã được khoa học chứng minh:

1. Tập thiền giúp tâm trạng tích cực hơn

Khi tập thiền, bạn có thể gỡ bỏ những luồng thông tin tiêu cực và nỗi căng thẳng, lo âu xâm nhập tâm trí mỗi ngày. Nhờ đó, bạn có thể:

  • Tìm ra hướng giải quyết cho một vấn đề
  • Xây dựng kỹ năng quản lý cảm xúc tiêu cực
  • Nâng cao nhận thức về bản thân
  • Tập trung vào hiện tại
  • Giảm cảm xúc tiêu cực
  • Nâng cao trí tưởng tượng và sự sáng tạo
  • Tăng sự kiên nhẫn và khả năng chịu đựng

2. Tác dụng của thiền trong việc giảm bệnh lý

Thiền cũng là một phương pháp hữu ích khi bạn đang có tình trạng sức khỏe không tốt, đặc biệt là những vấn đề do căng thẳng gây nên. Một vài nghiên cứu tìm ra mối liên hệ giữa việc thực hành thiền và sự suy giảm của các triệu chứng bệnh lý bao gồm:

  • Rối loạn lo âu
  • Trầm cảm
  • Các vấn đề về giấc ngủ
  • Hen suyễn
  • Ung thư
  • Đau mãn tính
  • Các bệnh tim mạch, huyết áp
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Đau đầu do căng thẳng
tác dụng của thiền
tác dụng của thiền

3. Các bước thiền cơ bản

Khi đã hiểu được tác dụng của thiền, bạn nên bắt đầu thực hành càng sớm càng tốt. Chỉ với năm phút mỗi ngày, thiền hoàn toàn có thể thay đổi sức khỏe thể chất và tâm trí của bạn. 

Sau đây là chỉ dẫn cơ bản về một bài tập thiền mà bạn có thể thử:

  • Bước 1: Ngồi xuống

Hãy tìm một nơi im lặng và yên bình, để bắt đầu ngồi xuống và thực hành.

  • Bước 2: Hẹn thời gian

Nếu bạn mới bắt đầu thực hành thiền, hãy thử những bài tập ngắn, trong khoảng 5 – 10 phút.

  • Bước 3: Quan sát cơ thể

Bạn có thể ngồi trên ghế với chân chạm đất, hoặc là ngồi xếp vòng dưới sàn nhà, hay là quỳ gối. Bạn không cần phải tuân theo một tư thế nhất định, miễn là bạn thấy thoải mái và có thể giữ ổn định trong tư thế đó một thời gian.

  • Bước 4: Cảm nhận hơi thở

Hãy theo dõi cảm giác của bạn mỗi khi hơi thở đi vào và đi ra khỏi cơ thể. Bạn có thể cảm nhận không khí đi vào và đi ra ở mũi hoặc sự phồng xẹp ở bụng.

  • Bước 5: Chú ý tới những lúc tâm trí lang thang

Bạn có thể có những suy nghĩ vẩn vơ về việc khác trong khi thiền, sẽ không sao cả. Một khi bạn nhận ra tâm trí đang lang thang, hãy cố hướng sự tập trung về hơi thở. Bạn thử đếm nhịp hơi thở khi hít vào, thở ra, và cảm nhận hơi thở như dòng suối mát lạnh đang đổ qua cơ thể.

  • Bước 6: Bao dung với những suy nghĩ của mình

Mất tập trung trong khi thiền là điều không thể tránh khỏi. Đừng đánh giá bản thân hoặc luẩn quẩn trong những suy nghĩ lạc lối. Thiền không có nghĩa là tâm trí bạn sẽ buộc phải ở yên một nơi, không dịch dời. Thay vào đó, bạn nên trân trọng những suy nghĩ và cảm xúc của mình; và từ từ đưa tâm trí trở về thực tại.

  • Bước 7: Kết thúc bài tập bằng sự tử tế

Khi bạn đã sẵn sàng, hãy nhẹ nhàng mở mắt. Dành một chút thời gian để cảm nhận âm thanh, mùi hương, và ánh sáng nơi bạn đang ngồi. Và chú ý đến cảm giác bên trong bạn. Bạn đang có suy nghĩ gì, tâm trạng bạn ra sao sau khi thực hành thiền.

Tuy vậy, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe trước khi thực hành thiền. Bởi vì, trong một vài trường hợp, thiền không đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Để được hướng dẫn chính xác về cách thực hành thiền, bạn có thể tham khảo Mindfully – Ứng dụng Thiền từ Việt Nam. Bằng việc kết hợp các kết quả nghiên cứu khoa học, với hiểu biết về sức khỏe tinh thần của người Việt Nam; Mindfully có thể mang đến cho bạn trải nghiệm thiền hiệu quả.

4. Cách tạo thói quen thiền mỗi ngày

Nếu như 95% hành vi của con người đều dựa trên cơ chế tự động của não bộ, thì thiền chính là điều ngược lại quy trình ấy. Để thực hành thiền, bạn phải tách mình khỏi thực tại ồn ào, và tạm gác lại những công việc ngày thường. Vì vậy, thực hành thiền nhiều sẽ giúp cải thiện não bộ và ý chí của bạn. 

Nhưng khi đối diện với nhiều vấn đề trong cuộc đời, ta thường có xu hướng đi theo những thói quen cũ, bởi vì nó nhanh gọn và đơn giản. Thiền cũng vậy. Để tạo thói quen thiền mỗi ngày, bạn cần học cách kiểm soát suy nghĩ của mình, bằng việc tạo ra những lời nhắc nhở liên tục. Bạn có thể thực hành 3 điều sau:

  • Luôn nhắc nhở bản thân về việc thiền mỗi ngày. Hãy gợi nhắc bản thân thực hành thiền nhiều hơn, như là cài nhắc nhở trên điện thoại, hay đặt thảm yoga, đệm thiền ở giữa sàn nhà để không quen việc thiền.
  • Thay đổi cách nhắc nhở. Nếu trong một tuần, bạn đã quen với việc hẹn báo thức để thực hành thiền; hãy thử nhờ một người bạn nhắn tin nhắc; hay là dán những mẩu giấy nhỏ trong nhà để gợi nhớ.
  • Thay đổi nội dung nhắc nhở. Bạn có thể thay đổi bằng những câu như “Nếu mình thiền hôm nay, thì mình sẽ…”. Hoặc là, bạn sẽ thực hành thiền theo các sự kiện, như là: Trước khi ra khỏi nhà, hãy tập hít thở một chút; Sau khi tan làm, hãy thiền năm phút. Mỗi lời nhắc nhở mới mẻ sẽ giúp bạn tránh sa vào cái bẫy của thói quen cũ. 

Mindfully nhắn bạn

Nếu bạn mới tìm hiểu về thiền, hy vọng rằng bài viết này có thể đem đến cho bạn hiểu biết về tác dụng của thiền, và có thêm động lực để bắt đầu thực hành thiền ngay từ hôm nay. Tuy vậy, để duy trì thói quen này không phải là điều dễ dàng. Hiểu được những khó khăn của bạn, Mindfully – Ứng dụng Thiền từ Việt Nam được ra đời để đồng hành cùng bạn. Với những hướng dẫn tập khoa học và thú vị, mong rằng Mindfully có thể đem đến cho bạn những kiến thức về thiền một cách gần gũi nhất. Thiền là một hành trình dài, và thành quả luôn đến với bất kỳ ai có đủ kiên nhẫn.

Nguồn tham khảo:

  1. Mayo Clinic – Meditation: A simple, fast way to reduce stress
  2. UC Davis Health – 10 health benefits of meditation
  3. Hari Sharma – Meditation: Process and effects
  4. Very Well Mind – What is Meditation?
  5. Mindful – How to Mediate